Truy cập

Hôm nay:
265
Hôm qua:
87
Tuần này:
2321
Tháng này:
6023
Tất cả:
591450

Ý kiến thăm dò

Lịch sử xã Công Liêm

Ngày 24/10/2019 00:00:00

Quá trình hình thành xã Công Liêm gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của huyện Nông cống. Theo các nhà nghiên cứu thì hai chữ Nông Cống lần đầu tiên được Ngô Sỹ Liên chép trong “Đại Việt sử kí toàn thư”, năm Quý Hợi (1323) đời vua Trần Minh Tông với tư cách là một huyện của châu Cửu Chân, trấn Thanh Đô. Theo sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” được xuất bản vào thời Nguyễn thì thời bấy giờ Nông cổng có 9 tổng, 215 thôn, sở, sách, phường, tộc, các làng của Công Liêm thuộc tổng Vạn Đồn. Đến thời Đồng Khánh (1885-1888), biên soạn cuốn “Đồng Khánh địa chí dư”, Nông Cống có 12 tổng, đến đây tổng Lạc Thiện xuất hiện, gồm có 20 thôn, trong đó có tên một sổ làng của Công Liêm(1). Sau sự biến năm 1908, các đơn vị hành chính của Nông Cống có sự thay đổi, như lập đồn điền Yên Mỹ và một số trại, ấp, giai đoạn này Nông cống được chia thành 10 tổng, các làng của Công Liêm vẫn thuộc tổng Lạc Thiện.

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 22 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 63- SL/CP về tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính các cấp, đơn vị tổng bị bãi bỏ, thành lập đơn vị hành chính xã. Đơn vị tổng Lạc Thiện được thành lập 2 xã: Xã Công Liêm có địa giới từ làng Thượng Vạn đến làng Cự Phú do cụ Nguyễn Khắc Nha làm Chủ tịch. Xã Cộng Hòa kéo dài từ làng Giải Trại đến làng Ôn Lâm do cụ Nguyễn Trọng Khôi làm Chủ tịch. Đến cuối năm 1946, đầu năm 1947, Chính phủ có chủ chương sáp nhập các xã lại thành xã lớn, xã Công Liêm được sáp nhập với xã Cộng Hòa thành xã Công Liêm (lớn) với địa giới kéo dài từ làng Đoài Đạo (nay thuộc xã Công Liêm) đến làng Yên Mới (nay thuộc xã Phú Sơn, huyện Tỉnh Gia). Do yêu cầu quản lí xã hội ngày càng cao, địa bàn mỗi xã lại quá rộng, Chính phủ có chủ trương chia các xã lớn thành các xã nhỏ, tháng 7 năm 1954, xã Công Liêm (lớn) được chia thành 3 xã gồm:

Xã Công Bình có địa giới hành chính kéo dài từ làng Yên Nẩm đến làng Ổn Lâm chạy dọc theo khe Ngang Kỳ Thượng về Yên Mới, gồm các làng: Lâm Thượng, Lâm Hạ, Yên Phú, Yên Hòa, Yên Lai, Yên Nam.

Xã Công Chính: Có địa giới hành chính từ làng Giải Trại đến làng Thái Yên, có các làng: Giải Trại, Luật Thôn, Hòa Thôn, Thái Yên, Hòa Giáo, Tân Luật, Hồng Thái.

Xã Công Liêm (mới) có địa giới hành chính từ làng Đoài Đạo đến làng Cự Phú, Đồng Kỳ, gồm các làng: Hậu Áng, Lộc Tuy, Đồng Kỳ, Phú Đa, Cự Phú, thôn Đoài. Các làng phía Bắc của xã gồm Thượng Vạn, làng Ngưa chuyển về xã Thăng Bình. Theo Dư địa chí Nông cống(1) thì Công Liêm có các làng: Đồng Đạo, Đoài Thôn, Hậu Áng, Làng Rọc, Đồng Kỳ, Hải Tân, Sơn Thái, Sơn Thành, Cự Phú. Đến năm 1991, UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định 787/QĐ-UBND quy định việc thành lập thôn, bầu chức danh thôn trưởng, trên cơ sở các đội sản xuất của HTX nông nghiệp toàn xã, năm 1994, Công Liêm hình thành 12 thôn gồm: Hậu Áng, Đoài Đạo, Lộc Tuy, Tuy Yên, Sơn Thành, Phú Đa, Tân Kỳ, Cự Phú, Phú Sơn, Trung Sơn, Hậu Son, thôn Trầu, chịu sự quản lí điều hành của UBND xã.

Xã Công Liêm thuộc vùng 3 của huyện Nông Cống, cách trung tâm huyện 9 km về phía tây nam, tỉnh lộ 505 đi qua, là địa phương giáp ranh với 6 xã thuộc 2 huyện trong vùng, gồm:

Phía đông giáp xã Tượng Sơn, xã Thăng Bình huyện Nông Cống

Phía tây giáp xã Yên Lạc huyện Như Thanh

Phía nam giáp xã Công Chính huyện Nông Cống

Phía bắc giáp xã Thăng Thọ, Thăng Long huyện Nông Cống

Xã thuộc vùng bán sơn địa, nằm cuối nguồn nước của Đập sông Mực, đập Khe Lau của xã Yên Lạc huyện Như Thanh hàng năm thường bị ngập úng, lũ lụt vào mùa mưa

Tổng diện tích tự nhiên : 1.559.72 ha. Trong đó :

DT đất nông nghiệp là 1.202.3ha

Diện tích đất phi nông nghiệp 349.15ha

- Diện tích đất rừng phòng hộ 330.02ha

- Diện tích đất sông suối, hồ đập 57.43ha

- Diện tích đất nghĩa trang nghĩa địa 15.56ha

Diện tích đất chưa sử dụng 8.27ha

Toàn xã có 2648 hộ với 10.107 khẩu, trong đó nam 5127 người, nữ 4980 người.

Xã Có 9 thôn, được phân bổ theo cụm dân cư, Thôn đông nhất có 387 hộ dân, thôn ít nhất có 166 hộ dân.Điều kiện giao thông đi lại thuận tiện. Trên địa bàn xã có 6 cơ quan đơn vị hoạt động; có 5cơ sở trường học từ Mẫu giáo đến Trường Trung học phổ thông; và 01 Trạm Y tế.

Toàn Đảng bộ có 375 Đảng viên, sinh hoạt tại 14 chi bộ, trong đó có 4 chi bộ nhà trường, 1 chi bộ Trạm Y tế; có đầy đủ Hệ thống chính trị theo quy định

II. TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ VĂN HÓA.

1. Truyền thống lao động

Lịch sử tồn tại và phát triển của Công Liêm gắn liền với lịch sử lao động cần cù, thông minh, sáng tạo của những người dấn thân đi mở đất được truyền qua nhiềuthế hệ, xuyên suốt hàng thế kỷ nay. Quá trình hình thành làng xã luôn mang đậm dấu ấn của những người đầu tiên đến vùng đất này khai canh, lập làng. Có người từ Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia lên, từ các tỉnh miền ngoài vào hay từ Nghệ An ra... Họ từ nhiều vùng miền khác nhau đến, nhưng tất cả đều có chung ý chí mãnh liệt, biến những quả đồi, cánh đồng hoang, những khu rừng rậm thành cánh đồng màu mỡ, xóm thôn trù phú. Trong cuộc mưu sinh ấy, họ đã phải vượt qua bao khó khăn, thử thách hiểm nguy. Phải dũng cảm lắm mới dám lập nghiệp trên vùng đất rừng hoang, rú lạnh này.

Thuở cư dân đầu tiên đến đây lập nghiệp, toàn bộ địa bàn xã Công Liêm và các xã trong khu vực còn là rừng nhiệt đới với hàng ữăm loài thảo mộc ken dày, trong đó những cây gỗ quýnhững cây cô thụ hàng trăm năm tuôi. Các loài thú quý, chim muông, rắn rết sinh sống trong rừng nhiều vô kể. Những tiếng hú của rừng già, tiếng chim kêu, vượn hót, tiếng nước chảy mỗi trận mưa bão khiến rừng già càng trở nên huyền bí. Bao câu chuyện dân gian như, ma rừng, thần núi được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, phản ánh phần nào khó khăn, gian khổ và sự bí hiểm của núi rừng.

Trên vùng đất ấy, những cư dân đầu tiên của Công Liêm bằng đôi chân trần đạp núi, đôi tay chai sạn phát nưcmg làm rẫy, đốn cây làm nhà, đặt bẫy, làm nỏ săn thú, lên rừng hái măng, đào củ mài. Rừng núi hoang vu, thiên nhiên khắc nghiệt, cơ sở vật chất thiếu thốn, cơm không đủ no, áo không đủ ấm... nhưng vượt lên tất cả, họ quyết tâm biến rừng núi hoang vu thành nương ngô, bãi sắn phục vụ cuộc sống con người. Từ một vài ngôi nhà lá đơn sơ ban đầu số người đến ngày càng đông, rồi cụm dân cư đầu tiên ra đời, các dòng họ dần hình thành mà nên xóm, nên làng. Rừng ngày càng thu hẹp lại, những đồng lúa nước cứ dài rộng mãi ra theo nhịp tăng dân số, kéo dài từ làng nọ đến làng kia và nghề nông thay dần lối sống phụ thuộc vào rừng. Ngoài làm ruộng và khai thác lâm thổ sản, nhân dân trong xã còn có một số nghề phụ như: thợ mộc, đan lát, đóng xay... nhưng đó là những nghề thủ công nhỏ lẻ, giá trị hàng hóa không cao.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp trên một vùng bán sơn địa thì cực nhọc vô cùng. Cảnh thiếu nước, hạn hán thường xuyên xảy ra, người nông dân chỉ cấy được một vụ, mà một vụ cũng không ăn chắc. Cây sắn, cây ngô, khoai lang, rau đậu gắn bó chặt chẽ với thân phận người nông dân. Chỉ khi Cách mạng tháng Tám thành công, cải cách ruộng đất thực hiện người cày có ruộng, rồi tiến hành họp tác hóa nông nghiệp, đồng ruộng dần được cải tạo, đắp đập, khơi mương hệ thống thủy nông ra đời, làm ăn mới đỡ cực nhọc đôi chút.

Thế mà, trên vùng đất ấy, bao thế hệ người Công Liêm đã cần mẫn cấy từng giẻ lúa, trồng từng ngọn khoai, đồng thời từng bước chế ngự thiên nhiên qua việc khơi mương, đắp đập lấy nước sản xuất. Từ quả đồi trọc, vùng đầm lầy năn lác ken dày biến thành các xứ đồng với những mùa vàng bội thu hôm nay, người Công Liêm đã đổ bao công sức và trí tuệ. Những cánh đồng rất đồi thân quen từng hằn trong tâm khảm, trí nhớ mồi người như: Đồng Đống, Đồng Re, Rù Rì, Gà Gáy ở Hậu Áng; Đồng Bun, Đồng Hón, cồn Bưởi, Đồng Chày ở làng Tuy Lộc; Đồng Bòn, Đồng Rọ, Nổ Cái, Bái Chợ làng Phú Đa; Đồng Bát, Đồng Nông, cồn Xa, Từ Quan ở làng Cự Phú; Đồng Lũy, Đồng Kỳ, Đồng Phú ở Tân Kỳ; Đồng sồi, Đồng Áng, Đồng Nghè ở làng Đoài, không những chỉ là cái tên cho dễ nhớ, dễ gọi mà còn là dấu ấn của truyền thống lao động, văn hóa, lịch sử của làng quê Công Liêm.

Vượt qua muôn vàn gian khó, bằng nghị lực phi thường, với tính chịu thương, chịu khó, cần cù, sáng tạo, đến nay ruộng đồng của Công Liêm đã phì nhiêu, màu mỡ. Hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, thuận tiện cho tưới tiêu. Đặc biệt, từ khi có hệ thống thủy lợi sông Mực ra đời, cùng với những hồ đập và mương máng dẫn về tưới cho đồng ruộng, những cánh đồng trải dài thẳng cánh cò bay cho bao mùa vàng no ấm, như một minh chứng sống động, là bài ca bất tận về tinh thần dũng cảm, sự cần cù của nhân dân trong vùng, trong đó có nhân dân Công Liêm. Từ những bãi sắn, vạt ruộng khô nước, với những giống lúa chiêm đỏ chất lượng gạo thấp, năng suất bình quân chỉ 70kg/sào, nay thành cánh đồng lúa vàng với những giống lúa mới giá trị hàng hóa cao, năng suất tăng lên từ 2,5 - 3 tạ/sào. Từ những chòm xóm ban đầu mươi nóc nhà, đến cảnh quê êm đềm với những mái tranh, vườn cây ăn quả trước kia, đến những ngôi nhà ngói, nhà kiên cố với ánh điện sáng ngày nay là sự chuyển biến kỳ diệu mà bàn tay lao động của nhân dân tạo nên.

2. Truyền thống văn hóa đặc sắc.

Là một xã có cư dân đến sinh sống từ khá sớm, chắc chắn các làng ở Công Liêm chứa đựng nhiều vỉa tầng văn hóa, đó là sự kết tinh sâu lắng đời sống văn hóa, tinh thần. sự cần cù, sáng tạo của bao thế hệ người công liêm. Do sự chìm khuất của thời gian, nhiều công trình văn hóa không còn nữa nay chỉ có thể nhận diện lại một phần văn hóa làng qua sách vở, kí ức của người dân và số ít công trình văn hóa còn lưu giữ được.

Cũng như nhiều vùng quê khác, việc xây dựng cuộc sống cộng đồng ở Công Liêm luôn gắn liền với đời sống đon vị làng. Làng là nơi chôn rau, cắt rốn, là nơi nuôi dưỡng chở che, giáo dục mọi thành viên nên người. Chính vì vậy, từ xưa, để bảo vệ sự bình yên của thôn xóm, duy trì tục lệ, cũng như nền nếp, gia phong, các làng truyền thống ở Công Liêm đều có hương ước. Hương ước của các làng tuy có những nét riêng, nhưng đều có đặc điểm chung là việc tín ngưỡng, thờ phụng thành hoàng, các thần linh trong làng và việc bảo vệ đình, chùa, nghè, miếu; quy định về an ninh thôn xóm, cưới xin, ma chay; con cháu phải hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà, cha mẹ phải dạy bảo con cái... được quy định rất chi tiết. Xưa kia, người dân thường sống khép kín sau lũy tre làng, việc lưu giữ, duy trì các các truyền thống văn hóa làng quê, thông qua các hương ước, khế ước có mặt chặt chẽ, thuận tiện, bởi vậy, dù có giao lưu với bên ngoài nhưng nhân dân không bị ảnh hưởng lớn bởi lối sống “kẻ chợ”, làm thay đổi truyền thống địa phương. Đây là một điều rất đáng ghi nhận, biểu hiện truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của người Công Liêm từ xưa đến nay.

Phong tục tập quán ở Công Liêm có nhiều nét chung với các địa phương trong vùng, mang sắc thái nền văn minh lúa nước. Ngoài tết Nguyên Đán là tết lớn nhất trong năm, còn có nhiều lễ tục liên quan đến sản xuất nông nghiệp, như: lễ hạ điền, lễ thượng điền, tục,cúng cơm mới, lễ khai canh, tết giết sâu bọ (mồng 5 tháng 5), tục cúng bánh chưng trong ngày tết...

Tín ngưỡng, tôn giáo ở Công Liêm mang sắc thái chung của vùng châu thổ sông Mã. Việc thờ cúng tổ tiên rất được coi trọng, thường thì con trai trưởng có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên, tuy nhiên hầu như các gia đình đều có bàn thờ gia tiên, ông Công (thần thổ địa) và ông Táo (thần bếp) được thờ chung một bàn. Trước đây ở nhiều làng có chùa, nhân dân thường lên chùa thắp hương lễ Phật. Những người có học chịu ảnh hưởng của đạo Nho, một bộ phận đáng kể chịu ảnh hưởng của đạo Lão, đạo Giáo (thờ thánh, thần). Nói chung tín ngưỡng ở Công Liêm thuộc loại đa thần. Hiện nay các đạo trên ở địa phương không còn, nhưng ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội vẫn còn rõ nét.

Cùng với các xã của huyện Nông Cống, một số làng ở Công Liêm đều thờ Cao Sơn (Phú Đa, Đoài Đạo), hoặc Chàng út Đại vương (làng Lộc Tuy), về vị thần này, sắc phong ghi: “thông minh chính trực, cương nghị, linh ứng hiển hiện hồng huân, hùng cường, mẫn toán, trực vĩ, dục bảo trung hưng, Đại vương thần, Thượng đẳng tôn thần”. Có ý kiến cho rằng, đây là vị sơn thần, cùng với thần Tản Viên đã có công giúp vua giữ nước. Tuy nhiên cho đến nay còn lưu lại nhiều sách sử ghi lại nhân vật này. Cao Sơn Đại vương có tên thật là Lê Ngọc (húy là Lê Cốc), khi thờ cúng, thường gọi là Cao Scm, phong Cao Son Đại vương, ông khởi binh chống lại nhà Đường vào thế kỷ thứ VI, căn cứ chính tại Đông Phổ (xã Đông Hòa, huyện Đông Son). Cuộc chiến đấu giữa quân Lê Ngọc và binh lính nhà Đường diễn ra vô cùng ác liệt, chủ yếu ở vùng Nông Cống, Đông Son. Ông có 4 người con, 3 trai, 1 gái, đều là những tướng tài. Do chênh lệch lực lượng quá lớn, cuối cùng nhà Đường đàn áp được cuộc nổi dậy này, cả 5 bố con ông đều bị sát hại, hoặc tuẫn tiết tại Nông cống. Nhân dân ở nhiều vùng, nhiều nhất là Nông cống, Đông Sơn (gần 100 làng), lập đền thờ bố con ông hoặc tôn làm thành hoàng làng. Khi thờ riêng Lê Ngọc thường được gọi là Cao Sơn Đại vương, Cao Sơn Thượng đẳng tôn thần, thờ chung cả 5 bố con ông thì gọi là “Đức thánh Ngũ vị”, thờ người con gái gọi là “vua Bà”, hay “Tam giang liệt thần nữ” (Bà tuẫn tiết trên sông ở Nông cống), thờ chung hai anh em thì gọi là thánh Lưỡng, thờ người con trai út thì gọi là Chàng út Đại vương. Nhìn chung, Cao Sơn, Đức thánh Ngũ vị giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh nhiều vùng ở Nông cống, trong đó có Công Liêm. Trước kia, hàng năm các làng đều tổ chức tế lễ rất lớn, thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân nơi đây. Cũng giống như nhiều làng quê khác, các loại hình văn nghệ quần chúng Công Liêm rất phát triển. Các làng truyền thống thường có gánh hát, đội trò, không những tập các tích trò phục vụ nhân dân mà một số gánh hát còn được mời đi lưu diễn ở các làng. Trước Cách mạng Tháng Tám, các sinh hoạt văn nghệ dân gian như: hát bội, hát chèo, hát dúm, hát ghẹo, hò đối... tương đối phát triển, phản ánh đời sống tinh thần văn hóa của nhân dân.

Hiếu học cũng là truyền thống quý báu của nhân dân Công Liêm. Ngày xưa khi đời sống còn khó khăn, vất vả, người dân Công Liêm vẫn hướng tới việc học với sự thiêng liêng nhất. Tại làng Trung Son có đặt văn chỉ của tổng Lạc Thiện, nhằm tôn vinh sự học cũng như động viên nhân dân trong tổng chăm chỉ học tập. Nối được chí học của ông cha, giáo dục trên đất Công Liêm ngày nay đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp, nhiều người đỗ đạt, thành danh, nhiều người đã có bằng Thạc sĩ, Cử nhân, nhiều người là cán bộ cấp huyện, cấp tỉnh, sĩ quan trung, cao cấp trong lực lượng vũ trang... góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ và Tổ quốc.

Các công trình kiến trúc xưa trên đất Công Liêm không còn nhiều, nhưng theo trí nhớ của các cụ cao tuổi, các làng truyền thống như: Hậu Áng, Tân Kỳ, Lộc Tuy, Phú Đa, Cự Phú, Làng Đoài... đều có đình, làng nào cũng có chùa thờ phật, nghè thờ thành hoàng và các vị thần, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của cư dân lúa nước.

Trong lao động, những phẩm chất tốt đẹp của người Công Liêm càng được phát huy. Đó là đức tính thương người như thể thương thân, tình làng, nghĩa xóm đậm đà, lá lành đùm lá rách, vui buồn sướng khổ có nhau... Đó là những truyền thống đẹp được hun đúc hàng thế kỷ lưu truyền cho thế hệ hôm nay. Từ khi có Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII), Đảng bộ và nhân dân đang từng bước khôi phục, phát huy truyền thống ấy thành sức mạnh tinh thần trong thời kì mới, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

3. Truyền thống yêu quê hương, đất nước

Yêu nước, thương nòi là truyền thống quý báu của nhân dân Công Liêm. Truyền thống ấy được hun đúc, kết tinh từ tinh thần đoàn kết trong sản xuất, trong đấu tranh với thiên tai, giặc dã, trong các cuộc chiến tranh giữ nước. Truyền thống ấy thẳm sâu trong cốt cách, tâm hồn người Công Liêm, của vùng đất Nông cống địa linh, nhân kiệt.

Một sự kiện đi vào lịch sử Công Liêm là phong trào Cần vương cứu nước. Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ. Ngày 13 tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương chống Pháp (lần một tại Sơn Phòng - Quảng Trị) và ra chiếu cần Vương lần hai (vào ngày 20 tháng 9 năm 1885 tại Hương Khê - Hà Tĩnh). Thanh Hóa đã trở thành một trong những trung tâm tiêu biểu của phong trào Cần Vương của cả nước, với sự hưởng ứng sôi nổi của nhân dân suốt từ vùng biển, đồng bằng tới trung du, miền núi. Ở Nông Cống, tri huyện Tôn Thất Hàm, cùng các quan lại bỏ huyện đường về tụ tập nghĩa quân chống Pháp, tạo nên một phong trào sôi nổi khắp các vùng trong huyện. Suốt một dãi từ trung tâm huyện đến các xã Đông Bắc của huyện như, Hoàng Sơn, cổ Định, Tân Khang, cho đến các xã phía Nam như, Trường Sơn, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn, hay các xã giáp Như Thanh ngày nay như Công Bình, Công Chính, Công Liêm, Vạn Hòa, Vạn Thắng... đều có các căn cứ của nghĩa quân cần Vương. Căn cứ được coi lả vững trải, bố phòng chặt chẽ, có đội quân đông và tinh nhuệ nhất là căn cứ Ốn Lâm - Kỳ Thượng, thuộc làng Ổn Lâm (thuộc xã Công Bình), tổng Lạc Thiện, do Tú Phương chỉ huy.

Hệ thống Ôn Lâm bao gồm nhiều đồn binh của nghĩa quân. Ngoài khu trung tâm gọi là Ba Đồn, còn có các đồn tiền tiêu ở xung quanh, trong đó có một đồn đặt ở Công Liêm (ngày nay gọi là Bái Đồn) và kho gạo đặt ở Công Chính, Công Liêm (làng Hậu Áng), Thăng Bình, Tượng Sơn, Tượng Lĩnh, Trường Sơn, Trung Thành... Nghĩa quân của căn cứ Ốn Lâm có khoảng 3.000 người, được chia thành cơ đội, luyện tập rất tinh nhuệ. Nhiều nghĩa binh, văn mưu, vố tướng trong huyện, trong tỉnh, kể cả Nghệ An cũng ra nhập nghĩa quân, trong bài vè cần Vương có đoạn viết:

“Nghe tin tướng tướng văn,

Các tướng trong Nghệ mộ quân

Bày mưu sắp trí bao giờ

Đã làm nên đội, nên cơ lúc nào”

Nghĩa quân liên hệ với nhân dân quanh vùng, vừa luyện tập, vừa chiến đấu. Nhân dân các làng ở Công Liêm nô nức tham gia ủng hộ nghĩa quân bằng tiền của, công sức, thanh niên xung phong gia nhập nghĩa quân. Các cụ, chị em phụ nữ quyên góp, lưcmg thực, quần áo ủng hộ nghĩa quân.

Đỉnh cao của phong trào là nghĩa binh các làng ở Công Liêm cùng quân Ốn Lâm tham gia đánh đồn Mưng (Trung Thành) và huyện lỵ Nông cống. Chỉ trong một đêm quân ta đã chiếm được huyện lỵ, giết chết quyền tri huyện và một số lính Âu Phi, khố xanh, khố đỏ. Sau đó nghĩa quân tổ chức đánh thành Thị Long (Tượng Sơn) thắng lợi, rồi tham gia đánh thành Thanh Hóa.

Phong trào cần Vương chống Pháp ở Thanh Hóa cũng như cả nước do tương quan lực lượng chênh lệch cuối cùng đã thất bại, bị quân thù đàn áp đẫm máu. Nhiều người con của Công Liêm bị giặc Pháp bắt và đem đi chém đầu. Nhiều làng bị đốt cháy, trong đó có 2 nhà thờ họ Từ và họ Hoàng làng Đoài Đạo. Song, sự tàn bạo của kẻ thù không làm nhụt chí mà trái lại càng nung nấu thêm ý chí căm thù giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Sau khi phong trào cần Vương thất bại, nhân dân các làng ở Công Liêm cùng với nhân dân trong huyện, tỉnh tiếp tục hưởng ứng các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư tưởng của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo, nhân dân Công Liêm đi theo con đường cách mạng dân tộc dân chủ, đánh đuổi thực dân phong kiến giành độc lập, tự do. Trong các cuộc kháng chiến chống Mỹ, Công Liêm từng là địa bàn phải gánh chịu nhiều bom đạn vì có kho lương thực chợ Trầu, có trạm xăng dầu, và cầu Lườn là tuyến giao thông huyết mạch đường 12B (nay là tỉnh lộ 505) . Trải qua các cuộc kháng chiến đánh đuổi đế quốc thực dân, quân xâm lược phương bắc và tham gia làm nhiệm vụ quốc tế, nhân dân Công Liêm luôn phát huy truyền thống yêu nước của mình, góp phần cùng nhân dân cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Những truyền thống tốt đẹp ấy là tài sản vô giá sẽ song hành cùng nhân dân Công Liêm đi tiếp trên con đường cách mạng bảo vệ và xây dựng thành công quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, dân chủ, văn minh.

Lịch sử xã Công Liêm

Đăng lúc: 24/10/2019 00:00:00 (GMT+7)

Quá trình hình thành xã Công Liêm gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của huyện Nông cống. Theo các nhà nghiên cứu thì hai chữ Nông Cống lần đầu tiên được Ngô Sỹ Liên chép trong “Đại Việt sử kí toàn thư”, năm Quý Hợi (1323) đời vua Trần Minh Tông với tư cách là một huyện của châu Cửu Chân, trấn Thanh Đô. Theo sách “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” được xuất bản vào thời Nguyễn thì thời bấy giờ Nông cổng có 9 tổng, 215 thôn, sở, sách, phường, tộc, các làng của Công Liêm thuộc tổng Vạn Đồn. Đến thời Đồng Khánh (1885-1888), biên soạn cuốn “Đồng Khánh địa chí dư”, Nông Cống có 12 tổng, đến đây tổng Lạc Thiện xuất hiện, gồm có 20 thôn, trong đó có tên một sổ làng của Công Liêm(1). Sau sự biến năm 1908, các đơn vị hành chính của Nông Cống có sự thay đổi, như lập đồn điền Yên Mỹ và một số trại, ấp, giai đoạn này Nông cống được chia thành 10 tổng, các làng của Công Liêm vẫn thuộc tổng Lạc Thiện.

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 22 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 63- SL/CP về tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban hành chính các cấp, đơn vị tổng bị bãi bỏ, thành lập đơn vị hành chính xã. Đơn vị tổng Lạc Thiện được thành lập 2 xã: Xã Công Liêm có địa giới từ làng Thượng Vạn đến làng Cự Phú do cụ Nguyễn Khắc Nha làm Chủ tịch. Xã Cộng Hòa kéo dài từ làng Giải Trại đến làng Ôn Lâm do cụ Nguyễn Trọng Khôi làm Chủ tịch. Đến cuối năm 1946, đầu năm 1947, Chính phủ có chủ chương sáp nhập các xã lại thành xã lớn, xã Công Liêm được sáp nhập với xã Cộng Hòa thành xã Công Liêm (lớn) với địa giới kéo dài từ làng Đoài Đạo (nay thuộc xã Công Liêm) đến làng Yên Mới (nay thuộc xã Phú Sơn, huyện Tỉnh Gia). Do yêu cầu quản lí xã hội ngày càng cao, địa bàn mỗi xã lại quá rộng, Chính phủ có chủ trương chia các xã lớn thành các xã nhỏ, tháng 7 năm 1954, xã Công Liêm (lớn) được chia thành 3 xã gồm:

Xã Công Bình có địa giới hành chính kéo dài từ làng Yên Nẩm đến làng Ổn Lâm chạy dọc theo khe Ngang Kỳ Thượng về Yên Mới, gồm các làng: Lâm Thượng, Lâm Hạ, Yên Phú, Yên Hòa, Yên Lai, Yên Nam.

Xã Công Chính: Có địa giới hành chính từ làng Giải Trại đến làng Thái Yên, có các làng: Giải Trại, Luật Thôn, Hòa Thôn, Thái Yên, Hòa Giáo, Tân Luật, Hồng Thái.

Xã Công Liêm (mới) có địa giới hành chính từ làng Đoài Đạo đến làng Cự Phú, Đồng Kỳ, gồm các làng: Hậu Áng, Lộc Tuy, Đồng Kỳ, Phú Đa, Cự Phú, thôn Đoài. Các làng phía Bắc của xã gồm Thượng Vạn, làng Ngưa chuyển về xã Thăng Bình. Theo Dư địa chí Nông cống(1) thì Công Liêm có các làng: Đồng Đạo, Đoài Thôn, Hậu Áng, Làng Rọc, Đồng Kỳ, Hải Tân, Sơn Thái, Sơn Thành, Cự Phú. Đến năm 1991, UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định 787/QĐ-UBND quy định việc thành lập thôn, bầu chức danh thôn trưởng, trên cơ sở các đội sản xuất của HTX nông nghiệp toàn xã, năm 1994, Công Liêm hình thành 12 thôn gồm: Hậu Áng, Đoài Đạo, Lộc Tuy, Tuy Yên, Sơn Thành, Phú Đa, Tân Kỳ, Cự Phú, Phú Sơn, Trung Sơn, Hậu Son, thôn Trầu, chịu sự quản lí điều hành của UBND xã.

Xã Công Liêm thuộc vùng 3 của huyện Nông Cống, cách trung tâm huyện 9 km về phía tây nam, tỉnh lộ 505 đi qua, là địa phương giáp ranh với 6 xã thuộc 2 huyện trong vùng, gồm:

Phía đông giáp xã Tượng Sơn, xã Thăng Bình huyện Nông Cống

Phía tây giáp xã Yên Lạc huyện Như Thanh

Phía nam giáp xã Công Chính huyện Nông Cống

Phía bắc giáp xã Thăng Thọ, Thăng Long huyện Nông Cống

Xã thuộc vùng bán sơn địa, nằm cuối nguồn nước của Đập sông Mực, đập Khe Lau của xã Yên Lạc huyện Như Thanh hàng năm thường bị ngập úng, lũ lụt vào mùa mưa

Tổng diện tích tự nhiên : 1.559.72 ha. Trong đó :

DT đất nông nghiệp là 1.202.3ha

Diện tích đất phi nông nghiệp 349.15ha

- Diện tích đất rừng phòng hộ 330.02ha

- Diện tích đất sông suối, hồ đập 57.43ha

- Diện tích đất nghĩa trang nghĩa địa 15.56ha

Diện tích đất chưa sử dụng 8.27ha

Toàn xã có 2648 hộ với 10.107 khẩu, trong đó nam 5127 người, nữ 4980 người.

Xã Có 9 thôn, được phân bổ theo cụm dân cư, Thôn đông nhất có 387 hộ dân, thôn ít nhất có 166 hộ dân.Điều kiện giao thông đi lại thuận tiện. Trên địa bàn xã có 6 cơ quan đơn vị hoạt động; có 5cơ sở trường học từ Mẫu giáo đến Trường Trung học phổ thông; và 01 Trạm Y tế.

Toàn Đảng bộ có 375 Đảng viên, sinh hoạt tại 14 chi bộ, trong đó có 4 chi bộ nhà trường, 1 chi bộ Trạm Y tế; có đầy đủ Hệ thống chính trị theo quy định

II. TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ VĂN HÓA.

1. Truyền thống lao động

Lịch sử tồn tại và phát triển của Công Liêm gắn liền với lịch sử lao động cần cù, thông minh, sáng tạo của những người dấn thân đi mở đất được truyền qua nhiềuthế hệ, xuyên suốt hàng thế kỷ nay. Quá trình hình thành làng xã luôn mang đậm dấu ấn của những người đầu tiên đến vùng đất này khai canh, lập làng. Có người từ Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia lên, từ các tỉnh miền ngoài vào hay từ Nghệ An ra... Họ từ nhiều vùng miền khác nhau đến, nhưng tất cả đều có chung ý chí mãnh liệt, biến những quả đồi, cánh đồng hoang, những khu rừng rậm thành cánh đồng màu mỡ, xóm thôn trù phú. Trong cuộc mưu sinh ấy, họ đã phải vượt qua bao khó khăn, thử thách hiểm nguy. Phải dũng cảm lắm mới dám lập nghiệp trên vùng đất rừng hoang, rú lạnh này.

Thuở cư dân đầu tiên đến đây lập nghiệp, toàn bộ địa bàn xã Công Liêm và các xã trong khu vực còn là rừng nhiệt đới với hàng ữăm loài thảo mộc ken dày, trong đó những cây gỗ quýnhững cây cô thụ hàng trăm năm tuôi. Các loài thú quý, chim muông, rắn rết sinh sống trong rừng nhiều vô kể. Những tiếng hú của rừng già, tiếng chim kêu, vượn hót, tiếng nước chảy mỗi trận mưa bão khiến rừng già càng trở nên huyền bí. Bao câu chuyện dân gian như, ma rừng, thần núi được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, phản ánh phần nào khó khăn, gian khổ và sự bí hiểm của núi rừng.

Trên vùng đất ấy, những cư dân đầu tiên của Công Liêm bằng đôi chân trần đạp núi, đôi tay chai sạn phát nưcmg làm rẫy, đốn cây làm nhà, đặt bẫy, làm nỏ săn thú, lên rừng hái măng, đào củ mài. Rừng núi hoang vu, thiên nhiên khắc nghiệt, cơ sở vật chất thiếu thốn, cơm không đủ no, áo không đủ ấm... nhưng vượt lên tất cả, họ quyết tâm biến rừng núi hoang vu thành nương ngô, bãi sắn phục vụ cuộc sống con người. Từ một vài ngôi nhà lá đơn sơ ban đầu số người đến ngày càng đông, rồi cụm dân cư đầu tiên ra đời, các dòng họ dần hình thành mà nên xóm, nên làng. Rừng ngày càng thu hẹp lại, những đồng lúa nước cứ dài rộng mãi ra theo nhịp tăng dân số, kéo dài từ làng nọ đến làng kia và nghề nông thay dần lối sống phụ thuộc vào rừng. Ngoài làm ruộng và khai thác lâm thổ sản, nhân dân trong xã còn có một số nghề phụ như: thợ mộc, đan lát, đóng xay... nhưng đó là những nghề thủ công nhỏ lẻ, giá trị hàng hóa không cao.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp trên một vùng bán sơn địa thì cực nhọc vô cùng. Cảnh thiếu nước, hạn hán thường xuyên xảy ra, người nông dân chỉ cấy được một vụ, mà một vụ cũng không ăn chắc. Cây sắn, cây ngô, khoai lang, rau đậu gắn bó chặt chẽ với thân phận người nông dân. Chỉ khi Cách mạng tháng Tám thành công, cải cách ruộng đất thực hiện người cày có ruộng, rồi tiến hành họp tác hóa nông nghiệp, đồng ruộng dần được cải tạo, đắp đập, khơi mương hệ thống thủy nông ra đời, làm ăn mới đỡ cực nhọc đôi chút.

Thế mà, trên vùng đất ấy, bao thế hệ người Công Liêm đã cần mẫn cấy từng giẻ lúa, trồng từng ngọn khoai, đồng thời từng bước chế ngự thiên nhiên qua việc khơi mương, đắp đập lấy nước sản xuất. Từ quả đồi trọc, vùng đầm lầy năn lác ken dày biến thành các xứ đồng với những mùa vàng bội thu hôm nay, người Công Liêm đã đổ bao công sức và trí tuệ. Những cánh đồng rất đồi thân quen từng hằn trong tâm khảm, trí nhớ mồi người như: Đồng Đống, Đồng Re, Rù Rì, Gà Gáy ở Hậu Áng; Đồng Bun, Đồng Hón, cồn Bưởi, Đồng Chày ở làng Tuy Lộc; Đồng Bòn, Đồng Rọ, Nổ Cái, Bái Chợ làng Phú Đa; Đồng Bát, Đồng Nông, cồn Xa, Từ Quan ở làng Cự Phú; Đồng Lũy, Đồng Kỳ, Đồng Phú ở Tân Kỳ; Đồng sồi, Đồng Áng, Đồng Nghè ở làng Đoài, không những chỉ là cái tên cho dễ nhớ, dễ gọi mà còn là dấu ấn của truyền thống lao động, văn hóa, lịch sử của làng quê Công Liêm.

Vượt qua muôn vàn gian khó, bằng nghị lực phi thường, với tính chịu thương, chịu khó, cần cù, sáng tạo, đến nay ruộng đồng của Công Liêm đã phì nhiêu, màu mỡ. Hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, thuận tiện cho tưới tiêu. Đặc biệt, từ khi có hệ thống thủy lợi sông Mực ra đời, cùng với những hồ đập và mương máng dẫn về tưới cho đồng ruộng, những cánh đồng trải dài thẳng cánh cò bay cho bao mùa vàng no ấm, như một minh chứng sống động, là bài ca bất tận về tinh thần dũng cảm, sự cần cù của nhân dân trong vùng, trong đó có nhân dân Công Liêm. Từ những bãi sắn, vạt ruộng khô nước, với những giống lúa chiêm đỏ chất lượng gạo thấp, năng suất bình quân chỉ 70kg/sào, nay thành cánh đồng lúa vàng với những giống lúa mới giá trị hàng hóa cao, năng suất tăng lên từ 2,5 - 3 tạ/sào. Từ những chòm xóm ban đầu mươi nóc nhà, đến cảnh quê êm đềm với những mái tranh, vườn cây ăn quả trước kia, đến những ngôi nhà ngói, nhà kiên cố với ánh điện sáng ngày nay là sự chuyển biến kỳ diệu mà bàn tay lao động của nhân dân tạo nên.

2. Truyền thống văn hóa đặc sắc.

Là một xã có cư dân đến sinh sống từ khá sớm, chắc chắn các làng ở Công Liêm chứa đựng nhiều vỉa tầng văn hóa, đó là sự kết tinh sâu lắng đời sống văn hóa, tinh thần. sự cần cù, sáng tạo của bao thế hệ người công liêm. Do sự chìm khuất của thời gian, nhiều công trình văn hóa không còn nữa nay chỉ có thể nhận diện lại một phần văn hóa làng qua sách vở, kí ức của người dân và số ít công trình văn hóa còn lưu giữ được.

Cũng như nhiều vùng quê khác, việc xây dựng cuộc sống cộng đồng ở Công Liêm luôn gắn liền với đời sống đon vị làng. Làng là nơi chôn rau, cắt rốn, là nơi nuôi dưỡng chở che, giáo dục mọi thành viên nên người. Chính vì vậy, từ xưa, để bảo vệ sự bình yên của thôn xóm, duy trì tục lệ, cũng như nền nếp, gia phong, các làng truyền thống ở Công Liêm đều có hương ước. Hương ước của các làng tuy có những nét riêng, nhưng đều có đặc điểm chung là việc tín ngưỡng, thờ phụng thành hoàng, các thần linh trong làng và việc bảo vệ đình, chùa, nghè, miếu; quy định về an ninh thôn xóm, cưới xin, ma chay; con cháu phải hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà, cha mẹ phải dạy bảo con cái... được quy định rất chi tiết. Xưa kia, người dân thường sống khép kín sau lũy tre làng, việc lưu giữ, duy trì các các truyền thống văn hóa làng quê, thông qua các hương ước, khế ước có mặt chặt chẽ, thuận tiện, bởi vậy, dù có giao lưu với bên ngoài nhưng nhân dân không bị ảnh hưởng lớn bởi lối sống “kẻ chợ”, làm thay đổi truyền thống địa phương. Đây là một điều rất đáng ghi nhận, biểu hiện truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của người Công Liêm từ xưa đến nay.

Phong tục tập quán ở Công Liêm có nhiều nét chung với các địa phương trong vùng, mang sắc thái nền văn minh lúa nước. Ngoài tết Nguyên Đán là tết lớn nhất trong năm, còn có nhiều lễ tục liên quan đến sản xuất nông nghiệp, như: lễ hạ điền, lễ thượng điền, tục,cúng cơm mới, lễ khai canh, tết giết sâu bọ (mồng 5 tháng 5), tục cúng bánh chưng trong ngày tết...

Tín ngưỡng, tôn giáo ở Công Liêm mang sắc thái chung của vùng châu thổ sông Mã. Việc thờ cúng tổ tiên rất được coi trọng, thường thì con trai trưởng có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên, tuy nhiên hầu như các gia đình đều có bàn thờ gia tiên, ông Công (thần thổ địa) và ông Táo (thần bếp) được thờ chung một bàn. Trước đây ở nhiều làng có chùa, nhân dân thường lên chùa thắp hương lễ Phật. Những người có học chịu ảnh hưởng của đạo Nho, một bộ phận đáng kể chịu ảnh hưởng của đạo Lão, đạo Giáo (thờ thánh, thần). Nói chung tín ngưỡng ở Công Liêm thuộc loại đa thần. Hiện nay các đạo trên ở địa phương không còn, nhưng ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội vẫn còn rõ nét.

Cùng với các xã của huyện Nông Cống, một số làng ở Công Liêm đều thờ Cao Sơn (Phú Đa, Đoài Đạo), hoặc Chàng út Đại vương (làng Lộc Tuy), về vị thần này, sắc phong ghi: “thông minh chính trực, cương nghị, linh ứng hiển hiện hồng huân, hùng cường, mẫn toán, trực vĩ, dục bảo trung hưng, Đại vương thần, Thượng đẳng tôn thần”. Có ý kiến cho rằng, đây là vị sơn thần, cùng với thần Tản Viên đã có công giúp vua giữ nước. Tuy nhiên cho đến nay còn lưu lại nhiều sách sử ghi lại nhân vật này. Cao Sơn Đại vương có tên thật là Lê Ngọc (húy là Lê Cốc), khi thờ cúng, thường gọi là Cao Scm, phong Cao Son Đại vương, ông khởi binh chống lại nhà Đường vào thế kỷ thứ VI, căn cứ chính tại Đông Phổ (xã Đông Hòa, huyện Đông Son). Cuộc chiến đấu giữa quân Lê Ngọc và binh lính nhà Đường diễn ra vô cùng ác liệt, chủ yếu ở vùng Nông Cống, Đông Son. Ông có 4 người con, 3 trai, 1 gái, đều là những tướng tài. Do chênh lệch lực lượng quá lớn, cuối cùng nhà Đường đàn áp được cuộc nổi dậy này, cả 5 bố con ông đều bị sát hại, hoặc tuẫn tiết tại Nông cống. Nhân dân ở nhiều vùng, nhiều nhất là Nông cống, Đông Sơn (gần 100 làng), lập đền thờ bố con ông hoặc tôn làm thành hoàng làng. Khi thờ riêng Lê Ngọc thường được gọi là Cao Sơn Đại vương, Cao Sơn Thượng đẳng tôn thần, thờ chung cả 5 bố con ông thì gọi là “Đức thánh Ngũ vị”, thờ người con gái gọi là “vua Bà”, hay “Tam giang liệt thần nữ” (Bà tuẫn tiết trên sông ở Nông cống), thờ chung hai anh em thì gọi là thánh Lưỡng, thờ người con trai út thì gọi là Chàng út Đại vương. Nhìn chung, Cao Sơn, Đức thánh Ngũ vị giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh nhiều vùng ở Nông cống, trong đó có Công Liêm. Trước kia, hàng năm các làng đều tổ chức tế lễ rất lớn, thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân nơi đây. Cũng giống như nhiều làng quê khác, các loại hình văn nghệ quần chúng Công Liêm rất phát triển. Các làng truyền thống thường có gánh hát, đội trò, không những tập các tích trò phục vụ nhân dân mà một số gánh hát còn được mời đi lưu diễn ở các làng. Trước Cách mạng Tháng Tám, các sinh hoạt văn nghệ dân gian như: hát bội, hát chèo, hát dúm, hát ghẹo, hò đối... tương đối phát triển, phản ánh đời sống tinh thần văn hóa của nhân dân.

Hiếu học cũng là truyền thống quý báu của nhân dân Công Liêm. Ngày xưa khi đời sống còn khó khăn, vất vả, người dân Công Liêm vẫn hướng tới việc học với sự thiêng liêng nhất. Tại làng Trung Son có đặt văn chỉ của tổng Lạc Thiện, nhằm tôn vinh sự học cũng như động viên nhân dân trong tổng chăm chỉ học tập. Nối được chí học của ông cha, giáo dục trên đất Công Liêm ngày nay đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp, nhiều người đỗ đạt, thành danh, nhiều người đã có bằng Thạc sĩ, Cử nhân, nhiều người là cán bộ cấp huyện, cấp tỉnh, sĩ quan trung, cao cấp trong lực lượng vũ trang... góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ và Tổ quốc.

Các công trình kiến trúc xưa trên đất Công Liêm không còn nhiều, nhưng theo trí nhớ của các cụ cao tuổi, các làng truyền thống như: Hậu Áng, Tân Kỳ, Lộc Tuy, Phú Đa, Cự Phú, Làng Đoài... đều có đình, làng nào cũng có chùa thờ phật, nghè thờ thành hoàng và các vị thần, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của cư dân lúa nước.

Trong lao động, những phẩm chất tốt đẹp của người Công Liêm càng được phát huy. Đó là đức tính thương người như thể thương thân, tình làng, nghĩa xóm đậm đà, lá lành đùm lá rách, vui buồn sướng khổ có nhau... Đó là những truyền thống đẹp được hun đúc hàng thế kỷ lưu truyền cho thế hệ hôm nay. Từ khi có Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII), Đảng bộ và nhân dân đang từng bước khôi phục, phát huy truyền thống ấy thành sức mạnh tinh thần trong thời kì mới, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

3. Truyền thống yêu quê hương, đất nước

Yêu nước, thương nòi là truyền thống quý báu của nhân dân Công Liêm. Truyền thống ấy được hun đúc, kết tinh từ tinh thần đoàn kết trong sản xuất, trong đấu tranh với thiên tai, giặc dã, trong các cuộc chiến tranh giữ nước. Truyền thống ấy thẳm sâu trong cốt cách, tâm hồn người Công Liêm, của vùng đất Nông cống địa linh, nhân kiệt.

Một sự kiện đi vào lịch sử Công Liêm là phong trào Cần vương cứu nước. Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ. Ngày 13 tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương chống Pháp (lần một tại Sơn Phòng - Quảng Trị) và ra chiếu cần Vương lần hai (vào ngày 20 tháng 9 năm 1885 tại Hương Khê - Hà Tĩnh). Thanh Hóa đã trở thành một trong những trung tâm tiêu biểu của phong trào Cần Vương của cả nước, với sự hưởng ứng sôi nổi của nhân dân suốt từ vùng biển, đồng bằng tới trung du, miền núi. Ở Nông Cống, tri huyện Tôn Thất Hàm, cùng các quan lại bỏ huyện đường về tụ tập nghĩa quân chống Pháp, tạo nên một phong trào sôi nổi khắp các vùng trong huyện. Suốt một dãi từ trung tâm huyện đến các xã Đông Bắc của huyện như, Hoàng Sơn, cổ Định, Tân Khang, cho đến các xã phía Nam như, Trường Sơn, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn, hay các xã giáp Như Thanh ngày nay như Công Bình, Công Chính, Công Liêm, Vạn Hòa, Vạn Thắng... đều có các căn cứ của nghĩa quân cần Vương. Căn cứ được coi lả vững trải, bố phòng chặt chẽ, có đội quân đông và tinh nhuệ nhất là căn cứ Ốn Lâm - Kỳ Thượng, thuộc làng Ổn Lâm (thuộc xã Công Bình), tổng Lạc Thiện, do Tú Phương chỉ huy.

Hệ thống Ôn Lâm bao gồm nhiều đồn binh của nghĩa quân. Ngoài khu trung tâm gọi là Ba Đồn, còn có các đồn tiền tiêu ở xung quanh, trong đó có một đồn đặt ở Công Liêm (ngày nay gọi là Bái Đồn) và kho gạo đặt ở Công Chính, Công Liêm (làng Hậu Áng), Thăng Bình, Tượng Sơn, Tượng Lĩnh, Trường Sơn, Trung Thành... Nghĩa quân của căn cứ Ốn Lâm có khoảng 3.000 người, được chia thành cơ đội, luyện tập rất tinh nhuệ. Nhiều nghĩa binh, văn mưu, vố tướng trong huyện, trong tỉnh, kể cả Nghệ An cũng ra nhập nghĩa quân, trong bài vè cần Vương có đoạn viết:

“Nghe tin tướng tướng văn,

Các tướng trong Nghệ mộ quân

Bày mưu sắp trí bao giờ

Đã làm nên đội, nên cơ lúc nào”

Nghĩa quân liên hệ với nhân dân quanh vùng, vừa luyện tập, vừa chiến đấu. Nhân dân các làng ở Công Liêm nô nức tham gia ủng hộ nghĩa quân bằng tiền của, công sức, thanh niên xung phong gia nhập nghĩa quân. Các cụ, chị em phụ nữ quyên góp, lưcmg thực, quần áo ủng hộ nghĩa quân.

Đỉnh cao của phong trào là nghĩa binh các làng ở Công Liêm cùng quân Ốn Lâm tham gia đánh đồn Mưng (Trung Thành) và huyện lỵ Nông cống. Chỉ trong một đêm quân ta đã chiếm được huyện lỵ, giết chết quyền tri huyện và một số lính Âu Phi, khố xanh, khố đỏ. Sau đó nghĩa quân tổ chức đánh thành Thị Long (Tượng Sơn) thắng lợi, rồi tham gia đánh thành Thanh Hóa.

Phong trào cần Vương chống Pháp ở Thanh Hóa cũng như cả nước do tương quan lực lượng chênh lệch cuối cùng đã thất bại, bị quân thù đàn áp đẫm máu. Nhiều người con của Công Liêm bị giặc Pháp bắt và đem đi chém đầu. Nhiều làng bị đốt cháy, trong đó có 2 nhà thờ họ Từ và họ Hoàng làng Đoài Đạo. Song, sự tàn bạo của kẻ thù không làm nhụt chí mà trái lại càng nung nấu thêm ý chí căm thù giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Sau khi phong trào cần Vương thất bại, nhân dân các làng ở Công Liêm cùng với nhân dân trong huyện, tỉnh tiếp tục hưởng ứng các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư tưởng của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo, nhân dân Công Liêm đi theo con đường cách mạng dân tộc dân chủ, đánh đuổi thực dân phong kiến giành độc lập, tự do. Trong các cuộc kháng chiến chống Mỹ, Công Liêm từng là địa bàn phải gánh chịu nhiều bom đạn vì có kho lương thực chợ Trầu, có trạm xăng dầu, và cầu Lườn là tuyến giao thông huyết mạch đường 12B (nay là tỉnh lộ 505) . Trải qua các cuộc kháng chiến đánh đuổi đế quốc thực dân, quân xâm lược phương bắc và tham gia làm nhiệm vụ quốc tế, nhân dân Công Liêm luôn phát huy truyền thống yêu nước của mình, góp phần cùng nhân dân cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Những truyền thống tốt đẹp ấy là tài sản vô giá sẽ song hành cùng nhân dân Công Liêm đi tiếp trên con đường cách mạng bảo vệ và xây dựng thành công quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, dân chủ, văn minh.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Người tốt, việc tốt